Các thể loại trong nhiếp ảnh tư liệu

Các thể loại trong nhiếp ảnh tư liệu

Một nhiếp ảnh gia tư liệu giống như một nhà tâm lý học, người kĩ lưỡng quan sát và khám phá chủ thể của mình. Anh ta nhẹ nhàng cởi bỏ sợi dây tâm hồn của nhân vật, khiến họ bộc lộ bản chất thật của mình; hoặc không, anh ta sẽ giữ im lặng, trốn vào phía sau, đảm bảo rằng không phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của chủ thể.
Đây là một trong những thể loại có mặt sớm nhất của nhiếp ảnh tư liệu. Vào thế kỉ 20, các nhiếp ảnh gia tư liệu coi những tấm ảnh của họ đơn thuần là tài liệu hướng công chúng tập trung vào các vấn đề xã hội cấp bách.
Sự nghèo đói, bất bình đẳng xã hội, điều kiện sống và làm việc thấp kém, lao động trẻ em, phân biệt đối xử về mọi mặt, các vấn đề môi trường – tất cả những khía cạnh này là những gì mà nhiếp ảnh gia tư liệu tập trung hướng tới trong thời kì đầu.
Nhưng đã có một bước ngoặt đột phá, nhiếp ảnh tư liệu sau đó đã ghi lại các vấn đề toàn cầu như gây ra các sửa đổi pháp lý; giải quyết, làm giảm nạn đói thế giới; kết thúc các cuộc xung đột thậm chí chiến tranh của thế giới. Tất cả những yếu tố này có thể trở thành chủ đề của bạn nếu như bạn được cung cấp những thực tế mà nhiếp ảnh tư liệu đã giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Một nhiếp ảnh gia tiêu biểu của thể loại này là Sebastião Salgado. Ông là tâm điểm của nhiếp ảnh tư liệu đương đại Brazil. Ông đã thể hiện được các vấn đề của hiện tại, ví dụ như sự công nghiệp hoá, di cư, nạn đói. Một trong những bức ảnh khét tiếng của Salgado được chụp tại một mỏ vàng tại Serra Pelada ở phía tây bắc Brazil. Năm 1986, Salgado dành một tuần cùng với khoảng 50.000 công nhân. Lịch trình hàng ngày của họ là vác những bao vàng nặng từ 30 tới 60 kg từ chân lên đỉnh một ngọn đồi cao. Và họ chỉ được trả công 20 cent.
Mỏ vàng Serra Pelada, Brazil, 1986 – Sebastião Salgado

Nhiếp ảnh đường phố dưới dạng nhiếp ảnh tư liệu

Nhiếp ảnh tư liệu là một thể loại mang tính phong cách, trong khi đó, nhiếp ảnh đường phố chủ yếu tập trung vào chủ thể – đường phố và con người ở trong môi trường đô thị. Vì thế, thực sự không có sự đối lập nào ở đây – ngược lại, sự pha trộn độc đáo của phong cách và cố truyện tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo.
Mặc dù hai thể loại này có thể trùng nhau, nhưng không phải mọi bức ảnh đường phố đều là ảnh tư liệu. Chúng ta đừng quên rằng nhiếp ảnh tư liệu luôn tìm kiếm câu chuyện đằng sau mỗi cú bấm máy, trong khi ảnh đường phố chú trọng hơn tối bố cục, vì thế nó thiếu đi yếu tố chính để mang lại sự đồng cảm cho người xem.
Nhiều bức ảnh đường phố nhìn hết sức ngẫu nhiên khi chụp lại bất cứ gì đang xảy ra trên đường phố nhưng khi ghép lại với nhau, chúng lại kết hợp thành một series, một câu chuyện. Ví dụ như khi được sắp xếp trong một cuốn sách ảnh hay triển lãm, chúng tạo thành một dự án ảnh tư liệu đầy cảm hứng và liên quan mật thiết tới nhau.
Eugene Atget tư liệu hoá lại Paris từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 với một sự tỉ mỉ đáng kinh ngạc. Vào thời điểm mà nhiếp ảnh đường phố vẫn đang phát triển, Atget đã có một cách tiếp cận kiên định đối với việc mình làm. Ông sắp xếp chúng thành các series tư liệu, lớn nhất có lẽ là “Paris Pittoresque”, miêu tả Paris bằng 900 bức ảnh. Nhờ sự chú ý sâu sắc tới từng chi tiết khi chụp ảnh đường phố tại Paris, Atget được coi là nhiếp ảnh gia kiến trúc đầu tiên.
Một phần của “Paris Pittoresque” là “Những cuộc giao thương nhỏ ở Paris” – rất có giá trị khi xây dựng hình ảnh con người trong môi trường đô thị và tổng thể, đã thiết lập một mô hình cho nhiếp ảnh đường phố.
Những nhạc công đường phố, 1898-99 – Eugene Atget​

Nhiếp ảnh chân dung dưới dạng nhiếp ảnh tư liệu

Chân dung chắc hẳn là một trong những yếu tố cơ bản không chi trong nhiếp ảnh mà còn của nghệ thuật thị giác. Mục tiêu chính của mỗi tấm ảnh chân dung là diễn tả trạng thái chân thực của chủ thể và tính cách của họ. Một tấm chân dung cho biết câu chuyện cuộc đời của một người và tính cách cùng các đặc điểm nhân học thuần tuý của anh ta. Về cơ bản, đó là ảnh tư liệu.
Một nhiếp ảnh gia tư liệu giống như một nhà tâm lý học, người kĩ lưỡng quan sát và khám phá chủ thể của mình. Anh ta nhẹ nhàng cởi bỏ sợi dây tâm hồn của nhân vật, khiến họ bộc lộ bản chất thật của mình; hoặc không, anh ta sẽ giữ im lặng, trốn vào phía sau, đảm bảo rằng không phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của chủ thể.
Diane Arbus nổi tiếng vì những tấm chân dung chụp những kẻ lập dị và những cá nhân ngoài lề ở New York. Bất chấp những lời chỉ trích bởi những người cùng thời, các tác phẩm của Arbus đã được công nhận là sự đột phá cho nhiếp ảnh tư liệu vì mục đích của nó là làm sáng rõ xã hội hiện thời, chứ không phải là kịch tính hoá nó. Một tính năng đặc trưng trong các tấm chân dung của Arbus là việc sử dụng đèn flash trong ánh sáng ban ngày. Bằng cách này, cô đã tách chủ thể của mình khỏi khung cảnh xung quanh.
Người đàn ông trẻ đang cuốn tóc xoăn tại nhà trên phố West 20th, New York – Diana Arbus​

Nhiếp ảnh du lịch và nhiếp ảnh chụp tự nhiên dưới dạng nhiếp ảnh tư liệu

Nhiếp ảnh du lịch là một trong những hình thức sớm nhất của nhiếp ảnh tư liệu. Và điều này diễn ra hết sức tự nhiên, quay lại thời khi chúng ta chưa có internet và tuyền thông đại chúng, niềm yêu thích nằm ở những vùng đất chưa từng được biết tới.
Các nhiếp ảnh gia trở thành những nhà thám hiểm thực thụ khi họ khởi hành những chuyến đi bất ngờ. Những thiết bị máy ảnh nặng nề hay quá trình tráng phim khắc nghiệt hay sự thiếu vắng của cơ sở hạ tầng hay các phương tiện liên lạc không làm họ dừng bước.
Roger Fenton được coi là nhiếp ảnh gia quân sự đầu tiên, đã có một chuyến đi nguy hiểm tới trận chiến Crimea bằng một chiếc xe đầy thiết bị.
Marcus Sparling (Trợ lí của Fenton) ngồi trên chiếc xe đầy nhóc thiết bị camera, Crime, 1855 – Roger Fenton​
Cũng trong thời gian đó, nhiếp ảnh gia người Anh, Francis Frith dành thời gian để chụp lại những khung cảnh ở Trung Đông. Kể cả khi anh kết hôn vào năm 1860, Frith vẫn tiếp tục làm việc chăm chỉ. Anh ấy tìm ra một cách để vẫn ở gần gia đình và theo đuổi sự nghiệp của mình. Anh chụp lại mọi thị trấn và làng mạc ở Anh Quốc.
Timothy H. O’Sullivan theo lệnh của chính phủ Mỹ đã đi khám phá địa lý về những vùng chưa được biết tới nhiều như Nevada và Rockies, Panama, New Mexico. Anh là người đầu tiên đi sâu vào những rặng núi hoang dã và những hẻm núi xa lạ.

Nhiếp ảnh báo chí, nhiếp ảnh chiến tranh và nhiếp ảnh biên tập dưới dạng nhiếp ảnh tư liệu

Không phải là ngẫu nhiên khi nhắc đến cả ba thể loại trên cùng lúc – chúng khá là tương đồng nhau ở một điểm – đó là cùng xuất hiện bằng truyền thông.
Ngày nay, nhiếp ảnh báo chỉ thường được sử dụng cho những câu chuyện, tin tức thời sự. Những bức ảnh này được chụp ngay tại thời điểm đó và bị đưa ra khỏi bối cảnh, thường là phụ lục cho tuyên truyền truyền thông. Nó được định nghĩa bằng sự quan tâm tới kết quả hơn là những nguyên nhân của một hiện tượng xã hội hoặc sự kiện. Cách biểu đạt như vậy đưa cho người xem câu trả lời thẳng thắn và không gây sự tò mò của họ về câu chuyện đằng sau bức ảnh.
Tuy nhiên, ảnh báo chí ngày nay không giống như trong quá khứ. Hiện tại, đưa tin một sự kiện càng nhanh càng tốt là tối quan trọng, còn vào thời đó, đưa những câu chuyện sâu, dưới dạng dài được ưu tiên hơn. Kiểu nhiếp ảnh báo chí đó ta vẫn có thể thấy ngày nay, tuy rất hiếm, và đó là điểm tương đồng với nhiếp ảnh tư liệu.
Công nghệ in ảnh hàng loạt vẫn chưa xuất hiện khi những tờ báo minh hoạ đầu tiên ra mắt vào thế kỷ 19. Nhiếp ảnh báo chí đảm bảo vị trí của mình đối với ngành in là nhờ những bức ảnh về xung đột chiến tranh và các vấn đề xã hội.
Mặc dù nhiếp ảnh chiến tranh thường được coi là ảnh báo chí, những nhiếp ảnh gia như Robert Capa và Don McCullin vẫn nổi tiếng vì những câu chuyện dài và có chiều sâu từ những điểm nóng trên khắp thế giới, một đặc điểm của nhiếp ảnh tư liệu.
Lính Mỹ trong trận chiến tại Huế, 1968 – Don McCullin​

Nhiếp ảnh tư liệu đương đại

Sau sự xuất hiện của tivi và sự suy giảm của tạp chí nhiếp ảnh vào cuối thập kỷ 70, hầu hết các nhiếp ảnh gia tư liệu cần sắp xếp lại công việc của họ cùng với những dự án độc lập tự túc về tài chính; hoặc họ phải cộng tác với các tổ chức phi chính phủ.
Việc kết hợp này sẽ khiến nhiếp ảnh tư liệu có tác động xã hội lớn hơn.